Mua ban co phieu OTC

Không chỉ hâm nóng nhóm cổ phiếu bia đang giao dịch trên sàn, Sabeco và Habeco đã thổi lửa vào thị trường mua ban co phieu OTC và khiến các nhà đầu tư sốt sắng gom các cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn chuẩn bị niêm yết.
Ở thời điểm hiện tại, giới đầu tư quốc tế đang hướng sự chú ý đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Tiền vẫn chưa giải ngân, tất cả đều đang ở trạng thái quan sát, nhưng rõ ràng đã có sự chuyển động ngầm trong động thái của các quỹ hướng về thị trường Việt Nam khi Chính phủ Việt Nam đẩy nhanh quá trình thoái vốn nhà nước và niêm yết hàng loạt doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán.
Trước đây nỗi đau đầu lớn nhất của các quỹ khi giải ngân trên thị trường Việt Nam là họ không xác định được thời gian cổ phiếu sau khi chào bán lên sàn. Tuy nhiên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đưa nhiều doanh nghiệp Nhà nước gắn với niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán, việc bán vốn nhà nước phải công khai minh bạch và theo nguyên tắc thị trường. Thị trường chứng khoán giờ đây được nhìn nhận là kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ đạo của nền kinh tế.
Đặc biệt, Thông tư số 115/2016/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ ngày 1/11/2016 cũng là cú hích thúc đẩy các cổ phiếu lên sàn. Theo đó, khi doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) qua Sở GDCK, phải đồng thời thực hiện việc đăng ký, lưu ký cổ phần trên VSD và đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Thống kê cho thấy hơn 50 doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký giao dịch trên UPCoM tại HNX trong vòng 2 tháng cuối năm 2016.
Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, hàng loạt doanh nghiệp lớn đã lên niêm yết và tạo sóng trên thị trường chứng khoán trong 2 tháng cuối năm. Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) sau một thời gian dài giao dịch ảm đạm trên thị trường OTC, khi lên sàn Sabeco tăng gấp đôi sau 2 tuần, trong khi Habeco tăng gấp 4 lần kể từ khi chào sàn, hai cổ phiếu này cùng đạt mức giá cao nhất 225.000 đồng/cp.
Cầu tăng liên tục trong khi nguồn cung bị hạn chế khi khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng tại Sabeco chỉ hơn 6,5 triệu cổ phiếu (1,1%) trong khi tại Habeco là 2,3 triệu cổ phiếu (0,98%) đã khiến giá các cổ phiếu bia tăng vọt.
Không chỉ hâm nóng nhóm cổ phiếu bia đang giao dịch trên sàn, Sabeco và Habeco đã thổi lửa vào thị trường mua ban co phieu OTC và khiến các nhà đầu tư sốt sắng gom các cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn chuẩn bị niêm yết. Thời điểm này các nhà đầu tư giao dịch nhiều cổ phiếu Petrolimex (PLX) của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, giao dịch trên OTC của cổ phiếu này quanh mức 34.000 đồng/cp mặc dù cách đây nửa năm cổ phiếu này giao dịch ở mức 16.000 – 17.000 đồng/cp. Mức giá bình quân đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng năm 2011 của Petrolimex ở mức hơn 15.000 đồng/cp.
Cổ phiếu Thaco của CTCP Trường Hải được chào mua ở mức giá 150.000 – 153.000 đồng/cp trong khi cách đây 3 tháng cổ phiếu Thaco được giao dịch ở mức giá 93.0000 – 95.000 đồng/cp.
Các cổ phiếu ngân hàng như VPBank, Techcombank, VIB đồng loạt lưu ký trong tháng 12, chuẩn bị niêm yết và giao dịch đồng loạt vào quý 1/2017. Giá cổ phiếu VPBank giao dịch ở mức giá 9.500 – 10.000 đồng/cp, cổ phiếu VIB giao dịch quanh mức giá 16.000 đồng/cp, trong khi TCB giao dịch ở mức giá 18.200 đồng/cp. Cùng thời điểm này năm trước, giá cổ phiếu TCB chỉ ở mức 8.900 đồng/cp.
Theo một nhà đầu tư kỳ cựu trên thị trường mua ban co phieu OTC, giao dịch cổ phiếu TCB giai đoạn này rất nóng trong khi VIB không còn hàng. Một cổ phiếu khác là LienVietPost Bank cũng đang được gom với mức giá 6.400 đồng/cp, tăng 10% so với tuần trước.
Tuy nhiên độ nóng của tất cả các cổ phiếu ở trên không thể so sánh với cổ phiếu Vietjet Air. Kể từ sau khi hãng hàng không này chào bán 44,8 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư tổ chức quốc tế, 3,5 triệu cổ phiếu phân phối cho một số tổ chức trong nước thì các nhà đầu tư săn lùng mua cổ phiếu này rất nhiều.
Thực tế Vietjet Air chưa phát hành cổ phiếu ra công chúng, số lượng cổ phiếu phân phối trên thị trường hiện tại là cổ phiếu của cổ đông hiện hữu bán ra. Theo Reuters, giá chào bán cho các tổ chức của Vietjet trong thời gian qua khoảng 84.600 đồng/cp và chào bán cho nhà đầu tư cá nhân là 86.500 đồng/cp. Tuy nhiên trên thị trường OTC các môi giới đang chào mua cổ phiếu này ở mức giá 96.000 đồng/cp – 101.000 đồng/cp.
Hiện Vietjet Air chưa hề công bố thông tin rộng rãi, các thông tin thị trường có được chủ yếu từ các kênh truyền thông nước ngoài. Theo Reuters, Vietjet Air sẽ niêm yết cổ phiếu vào ngày 23/2/2017 với giá khởi điểm 88.800 đồng/cp.
Một chuyên gia cho rằng các nhà đầu tư cần thận trọng với các giao dịch trên thị trường OTC giai đoạn này. Đầu tiên là nhóm cổ phiếu ngân hàng, thực tế trong năm qua các cổ phiếu ngân hàng niêm yết không hề có sóng, BIDV hiện chỉ giao dịch quanh mức giá 15.000 đồng/cp trong khi VCB cũng đã giảm 16,7% từ đỉnh thiết lập hồi tháng 9, STB giảm 36% xuống còn 8.260 đồng/cp, SHB còn 5.000 đồng/cp.
Dù sao cũng không thể phủ nhận đã có một lượng tiền đang chảy ra ngoài mua ban co phieu OTC. Sắp tới đây thị trường sẽ đón nhận hàng loạt cổ phiếu mới như Vietnam Airlines (hiện giao dịch quanh mức giá 42.000 – 44.000 đồng/cp có kế hoạch giao dịch trên Upcom), cổ phiếu Novaland của Tập đoàn Địa ốc Nova (đã được chấp thuận niêm yết trên Hose vào ngày 28/12 với giá 50.000 đồng/cp), hàng loạt công ty con của FPT như FPT Telecom, FPT Online, chứng khoán FPTS, Petrolimex, Dịch vụ Cáp treo Bà Nà, Techcmbank, VIB, VPBank…
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI, khi thị trường có nhiều hàng hoá chất lượng thì uy tín của thị trường sẽ tăng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là các quỹ đầu tư chuyên nghiệp sẽ an tâm nắm giữ cổ phiếu lâu dài. Họ tránh được những công ty không minh bạch trên thị trường mà hiện tại do không có nhiều lựa chọn họ buộc phải giải ngân do mục tiêu đầu tư ở thị trường Việt Nam, dẫn đến thất bại ảnh hưởng tiêu cực đến đánh giá, nhìn nhận của nhà đầu tư về thị trường, mất niềm tin với thị trường Việt Nam.
Việc niêm yết ồ ạt các doanh nghiệp lớn có thể ảnh hưởng ngắn hạn đến giá cổ phiếu của các công ty đang giao dịch trên thị trường, cổ phiếu các công ty đang có PE cao hơn mức trung bình của ngành, của thị trường sẽ giảm, đặc biệt những công ty hoạt động không minh bạch sẽ bị các nhà đầu tư bán để lấy tiền đầu tư những cổ phiếu an toàn hơn. Những bước đi này là cần thiết để chúng ta tăng hiệu quả cho nền kinh tế và có thể xây dựng được thị trường chứng khoán mà ở đấy nhà đầu tư có thể an tâm đầu tư giữ tài sản chứ không chỉ là nơi lướt sóng để thắng thua trong ngắn hạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Có nên mua xe bán tải không?

Cổ phiếu OTC là gì?

Địa chỉ quán gà sạch tại Vinh cực ngon